Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở rất đơn giản chỉ cần đảm bảo diện tích phù hợp, tránh gió lùa và rải chất độn chuồng để điều hòa nhiệt cho gà con. Trong bài viết này, Đá Gà Trực Tiếp sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về cách làm chuồng úm gà con sau khi nở để các bạn có thể tự làm chuồng úm đúng kỹ thuật.
Mục lục
Cách làm chuồng úm gà con sau khi nở
Để làm chuồng úm gà con sau khi nở có nhiều cách, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể làm chuồng úm theo cách khác nhau miễn sao đảm bảo được chuồng úm có diện tích phù hợp với mật độ gà, tránh được gió lùa, tránh được côn trùng, động vật gây hại (chuột) hay các mầm bệnh khác. Sau đây Mactech sẽ hướng dẫn các bạn làm một chuồng úm đúng kỹ thuật đảm bảo được các yếu tố trên.
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu làm chuồng úm
Để làm chuồng úm các bạn cần chuẩn bị các dụng cụ để quây úm như cót ép hoặc dùng bạt nilon mỏng cũng được. Thông thường dùng cót ép sẽ tiện lợi và thoáng hơn bạt nilon. Ngoài ra, các bạn cần chuẩn bị các vật liệu như nẹp tre, dây thép buộc để cố định chuồng úm.
Chuẩn bị thêm một tấm chiếu cói mỏng để phủ trên chuồng úm tránh gió lùa. Nếu không dùng chiếu cói thì có thể dùng bạt nilon cũng được. Cuối cùng, các bạn chuẩn bị thêm một hai thanh tre dài để gác ngang trên chuồng úm và trấu để độn chuồng. Trên cơ bản chỉ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu như vậy là có thể làm được một chuồng úm gà.
Bước 2: Chọn nơi đặt chuồng úm và vệ sinh nơi úm
Trước khi làm chuồng úm các bạn cần chọn được vị trí làm chuồng úm phù hợp. Vị trí làm chuồng úm phải cách xa khu vực nuôi gia súc gia cầm để tránh các mầm bệnh bên ngoài có thể lây sang chuồng úm. Vị trí đặt chuồng úm cần được vệ sinh, sát khuẩn bằng thuốc hoặc bôi bột vài ngày trước khi úm gà con. Vị trí chuồng úm cần mát mẻ, tránh được gió lùa.
Bước 3: Quây úm
Các bạn sử dụng cót ép hoặc bạt nilon để quây úm. Có 2 kiểu quây úm là quây úm theo dạng hình tròn và quây úm hình chữ nhật. Bạn kết hợp nẹp tre, dây thép để tạo một chuồng úm có diện tích phù hợp với mật độ gà cần úm. Chuồng úm cần đảm bảo được mật độ khoảng 60 con/m2 và diện tích chuồng úm không nên rộng quá 6m2. Nếu rộng quá gà con khi chạy xô với nhau dễ dẫm đạp lên nhau. Chiều cao của chuồng úm là từ 0,5 – 0,7m giúp tránh gió lùa. Các bạn nhìn hình chuồng úm sẽ biết ngay quây úm như thế nào cho hiệu quả.
Bước 4: Trộn chất độn chuồng
Sau khi đã quây úm xong, các bạn trải trấu bên trong sao cho độ dày của trấu tối thiểu đạt 10cm. Việc trải trấu sẽ giúp gà con không bị lạnh chân và trấu cũng giúp điều hòa nhiệt độ cho gà con không bị quá nóng, quá lạnh.
Bước 5: Mắc bóng đèn và che quây úm
Bạn dùng các thanh tre chuẩn bị gác ngang bên trên chuồng úm để treo bóng đèn và để che quây úm từ bên trên. Thanh gác này không cần quá to nhưng cần chịu được sức nặng của bóng đèn và tấm phủ bên trên. Việc che quây úm ở trên vừa giúp điều tiết nhiệt độ trong quây úm vừa giúp tránh gió lùa. Thông thường không cần phải che kín quây úm mà chỉ cần che khoảng 2/3 quây úm là được.
Kỹ thuật úm gà con
Trong chuồng úm gà con có một số yếu tố mà chúng ta cần phải quan tâm gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nuôi úm gà, nếu như không duy trì được điều kiện thì gà phát triển không được đồng đều, thậm chí là gặp tình trạng bị chết gà.
Yếu tố độ ẩm
Độ ẩm ở trong chuồng nuôi úm cần phải có mức độ phù hợp với giai đoạn tăng trưởng của gà, đảm bảo được chúng có không gian tốt nhất để khỏe mạnh và lớn lên. Để có được độ ẩm phù hợp, thì chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh mật độ số gà nuôi úm nhằm đạt được điều kiện.
-
Gà 1 tuần tuổi: mật độ nuôi 30-45 con/m2.
-
Gà 2 tuần tuổi: mật độ nuôi 20-30 con/m2.
-
Gà 3 tuần tuổi: mật độ nuôi 15-25 con/m2.
-
Gà 4 tuần tuổi: mật độ nuôi 12-20 con/m2.
Với mật độ nuôi gà úm như này, thì độ ẩm sẽ duy trì ở mức 65-75%, đây sẽ là môi trường lý tưởng nhất để cho gà con phát triển.
Yếu tố nhiệt độ
Nhiệt độ ở trong chuồng nuôi cũng cần phải có mức độ phù hợp với số ngày tuổi của gà con, có như vậy thì tỷ lệ tăng trưởng và thành công của nuôi úm mới đảm bảo.
-
Gà dưới 1 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 32-35, nhiệt độ chuồng 24-26.
-
Gà dưới 2 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 28-32, nhiệt độ chuồng 22-24.
-
Gà dưới 3 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 24-28, nhiệt độ chuồng 20-22.
-
Gà trên 3 tuần tuổi: nhiệt độ lồng 20-24, nhiệt độ chuồng 18-20.
Yếu tố ánh sáng
Trong chuồng úm gà con thì ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng, bởi chúng không những kích thích sự phát triển cho gà mà con tăng cường đề kháng, giúp cho gà ăn nhiều hơn. Các bạn cần phải cho gà làm quen với ánh sáng tự nhiên để gà có thể đi lại và tự do trong chuồng vào khoảng 2 tuần sau giai đoạn úm.
-
Gà 1-3 ngày tuổi: chiếu sáng 24h với cường độ 3w và 30 lux.
-
Gà 4-7 ngày tuổi: chiếu sáng 16h với cường độ 3w và 30 lux.
-
Gà 8-10 ngày tuổi: chiếu sáng 14h với cường độ 2w và 20 lux.
-
Gà 11-13 ngày tuổi: chiếu sáng 11h với cường độ 2w và 10 lux.
-
Gà 14-140 ngày tuổi: chiếu sáng 8h với cường độ 1w và 10 lux.
Như vậy, hướng dẫn trên đây có thể giúp bạn biết cách làm chuồng úm gà con. Khi làm chuồng úm, bạn chỉ cần chú ý đảm bảo không để gió lùa và chuột bò vào bên trong là được. Chúc các bạn có thể tự làm được một chuồng úm chuẩn với những nguyên liệu sẵn có tại nhà.